Kinh nghiệm tranh thương thắng lợi ở ngành tơ sợi, ngành may mặc trên thế giới

23/02/2005 09:53

Thị trường thế giới về công nghệ may mặc hiện nay trị giá trên 300 tỉ đô la Mỹ. Trong 30 năm qua, một chiánh sách chia phần – quota phức tạp giúp cho các nước đã mở mang, hạn chế xâm nhập thị trường tơ sợi và đồ may mặc trong nước họ và thiết lập các xưởng chế tạo hay đặt mua các hàng này khắp thế giới.

 Quota cuối cùng đã hết hạn vào ngày 1 tháng giêng 2005 và sản xuất đã chuyển đến tay hai nước có uy thế mạnh nhất, Trung Quốc và Ấn Độ, khi ngành công nghệ này không còn quota nữa. Vấn đề trầm trọng là không có một tổ chức quốc tế nào có trách nhiệm hay quyền lực điều hòa chế tạo đồ may mặc hay những điều kiện lao động tại ngành này, chưa kể đến tập trung mới về công nghệ và mãi lực.

Tình trạng hiện hữu ở ngành may mặc

* Xuất khẩu đồ may mặc tính theo tỉ lệ tổng số hàng hóa xuất khẩu quốc gia năm 2003

- Campuchia: 75,5% - El Salvador: 62,6% - Bangladesh: 62,3% - Sri Lanka: 50,9% - Mauritius: 49% - Honduras: 38,3% - Trung Quốc: 11,9% - Ấn Độ: 11,5%.

* 10 quốc gia xuất khẩu đồ may mặc nhiều nhất trên thế giới (tính bằng tỉ đô la Mỹ):

- Hiệp Hội Châu Âu: 60 - Trung Quốc: 52,1 - Thổ Nhĩ Kỳ: 9,9 - Mexico: 7,3 - Ấn Độ: 6,5 - Hoa Kỳ: 5,5 - Bangladesh: 4,4 - Indonesia: 4,1 - Romania: 4,1.

* 10 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu nhiều nhất trên thế giới (tính bằng đô la Mỹ):

Cộng đồng châu Âu: 101,3 – Hoa Kỳ: 71,3 - Nhật: 19,5 - Hong Kong: 16,0 - Canada:4,5 - Thụy Sĩ: 3,9 - Nga: 3,7 - Mexico: 3,0 - Hàn Quốc: 2,5 - Úc: 2,2

Cơ quan thương mại quốc tế - WTO, tọa lạc tại Genève, Thụy Sĩ, chuyên trách về chính sách thương mại, đã né tránh giải quyết các tranh chấp về những tiêu chuẩn lao động hay lạm dụng môi sinh. Cơ quan Lao động quốc tế - ILO đã hội tụ các tài nguyên giới hạn của mình hầu loại bỏ những lạm dụng tệ hại, tỉ như lạm dụng trẻ em hay nhân công tù tội, nhưng không đủ sắc bén để có ảnh hưởng tốt. Thật ra không phải là không có ý kiến hay, thay thế tình trạng quota chấm dứt cả hai phía, phía các nước mở mang và phía các nước chưa mở mang; phụ thêm vào sự chống đối của cộng đồng doanh nghiệp, phản đối tại các nước đang mở mang, dù họ là những kẻ hưởng lợi. Những nước nghèo, nơi nhân công lao động rất dễ bị khai thác, đã tranh đấu chống những cố gắng bao gồm những tiêu chuẩn lao động và môi sinh, cứng rắn hơn của các thỏa ước thương mại, vì họ lo sợ các nước giàu có hơn sẽ dùng chúng làm khiên mộc bao che công nghệ của mình.

Dù ở trường hợp nào đi nữa, các xưởng may mặc càng ngày càng bị các tổ hợp châu Á kiềm chế. Các cơ quan đa phương đã xen chân vào giúp đỡ. Ngân hàng Thế giới - WordBank cung cấp giúp đỡ kỹ thuật, viện trợ tân tiến hóa hải cảng và xa lộ ở nhiều quốc gia, hầu tăng cường xuất khẩu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế - International Monetary Fund cũng giúp các chính phủ thiếu thốn ngân sách quốc gia vì các thay đổi quá mạnh về mô hình thương mại này. Hoa Kỳ đang bị áp lực phải theo dẫn đạo châu Âu hủy bỏ thuế quan trên đồ dệt và đồ may mặc cho các nền kinh tế Hồi giáo và các nước châu Á có lợi tức thấp như Campuchia và Nepal; bị thuế quan có khi lên đến 32% trên vài loại hàng hóa. Ở Campuchia, với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, chính phủ đang hoạt động với Cơ quan Lao động Quốc tế theo một chương trình cải thiện điều kiện làm việc ở các xưởng may mặc. Hy vọng là các nhãn hiệu lớn sẽ đứng yên và trả thêm ít tiền ủng hộ những tiêu chuẩn lao động đàng hoàng hơn.Cố gắng này được các nhà bán lẻ ý thức xã hội Hoa Kỳ ủng hộ, tỉ như hãng Gap. Nếu cố gắng thất bại, tương lai cho Campuchia cũng như cho nhiều quốc gia đang phát triển sẽ nghèo thêm. Vì không còn ngành công nghệ nào khác tốt hơn, dùng nhiều nhân công, nhất là nhân công phụ nữ, và đem lại nhiều ngoại tệ, cho các quốc gia chậm tiến này.

Kinh nghiệm cạnh tranh thắng lợi của ngành may - dệt Trung Quốc: cơ sở tân tiến của các xưởng thuộc công ty Esquel

Tại Gao Ming một thị xã tỉnh Quảng Đông, cách thành phố Thẩm Quyến một tiếng đồng hồ lái xe hơi, hàng ngàn áo sơ mi cho bộ đồ com lê (complet) âu phục đàn ôngđược sản xuất mỗi ngày, dưới ánh sáng đèn điện sáng trưng, có không khí điều hòa - air conditionedvà tiếng nhạc kiểu châu Á của Muzak. Đó là một Trung Quốc mà cạnh tranh sắc bén thắng lợi không tùy thuộc những “xưởng mồ hôi”, lương bổng hạ và làm việc nhiều giờ mỗi ngày mà dân Mỹ gán cho nhãn hiệu “Chế tạo ở Trung Quốc - Made in China”. Lúc này, những thành phần khác đã châm dầu con vật khổng lồ chế tạo: những điều kiện làm việc ở xưởng đứng bậåc nhất, các hải cảng và đường sá tân tiến, nguyên liệu cao phẩm cung cấp nội địa hữu hiệu và kỹ thuật xử lý, quản trị mỗi ngày mỗi tinh vi hơn. Đây chính là Esquel, một hãng cung cấp tơ sợi cao cấp và đồ may mặc cho những nhãn hiệu sang trọng – blue ribbon brand names gồm cả các hãng Brooks Bros. Và Hugo Boss. Esquel, trụ sở chính ở Hong Kong, có cơ xưởng tại Mauritius, Việt Nam, Malaysia và Sri Lanka. Nhưng sản phẩm mới đầy sáng tạo nhất của hãng, tỉ như áo sơ mi không nhăn 100% bông vải, được chế tạo ở lục địa Trung Quốc, với những máy móc và nhân công giỏi. Tại Trung Quốc, hãng dùng gần phân nửa số nhân viên tổng cộng của hãng là 47.000 người. Ngay ở miền Tây Trung Quốc xa xôi, nơi Esquel trồng đa số bông vải hãng may dệt, Esquel trợ cấp thiết lập thư viện cho các trường học. Ở cơ sở sản xuất chính tại Gao Ming, hãng xây cất nhà máy lọc nước phế thải trung ương riêng cho hãng, nhà máy phát điện đầy đủ dụng cụ tân tiến kiểm soát ô nhiễm.Nhân viên hãng sống ở những cao ốc chung cư hãng cấp không phải trả tiền thuê. Con cái họ được đi học những trường dạy bằng tiếng Anh do Esquel thành lập.

Mong muốn hấp dẫn những công ty như Esquel, Bắc Bình đã đổ ra hàng tỉ đô la Mỹ vào hạ tầng cơ sở cần thiết để công việc sản xuất đồ may mặc cho thế giới dễ dàng hơn, mau lẹ hơn và rẽ hơn. Một khi các áo sơ mi hay quần ka ki ra khỏi dàn ráp, được kiểm tra và gói ghém xong, thì chúng có thể chất nhanh lên các xe vận tải và chuyển đi theo các xa lộ cao tốc, dẫn đến các hải cảng container, chỉ cách cổng các nhà máy Gao Ming hay những vị trí khác của tỉnh Quảng Đông có vài tiếng đồng hồ. Hồng Kông là cảng container rộn rịp nhất thế giới,nhưng Thẩm Quyến trên Châu thổ Sông Châu - Pearl River Delta, cách đó không xa mấy, cũng không thua kém Hong Kong nhiều đâu. Điểm đáng nói thêm là đa số nguyên liệu thô Esquel sử dụng, sản xuất ngay tại lãnh thổ Trung Quốc, giảm bớt phí tổn và tốn ít thì giờ chở đến hơn. Esquel dùng bông vảicực dài sợi - extra long staple cotton từ tỉnh Tân Cương - Xin Jiang để dệt đồ may mặc cao sang, mịn mà, thay cho bông vải cao phẩm Pima của bang California - Mỹ, chỉ mua khi thiếu bông vải Tân Cương mà thôi. Quanh vùng hoạt động của Esquel tại miền Nam Trung Quốc là cả mấy ngàn nhà cung cấpsản xuất vật liệu bao bì, gói ghém hay các nút cài đúng màu sắc hay các chỉ giúp cho các dàn rápEsquel luôn luôn nhộn nhịp. Qi Ying là một trongsố 21.000 nhân viên Esquel tại Gao Ming, 26 tuổi, làm ca từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều – (một giờ nghỉ ăn trưa), ngày chủ nhật nghỉ. Lương cô ta là 90 đô la một tháng cũng tương đương vớilương bổng công nhân ngành may mặc ở xứ Lesotho, Châu Phi, nhưng gấp đôi lương bổng công nhân cùng nghề ở Campuchia. Qi mong rằng sẽ mở một xưởng riêng cho mình ngày nào đó, không than phiền gì cả về việc phải làm quá sức. Điều cô lo ngại nhất là không đủ công việc để làm thêm.

Theo tài liệu của Ủy ban Thương Mại Quốc tế Hoa Kỳ - US International Trade Commission , các quốc gia sẽ tăng thêm sản xuất hàng tơ sợi và đồ may mặc sẽ là Trung Quốc, Ấn Độ. Các quốc gia giảm bớt sản xuất sẽ là: Bangladesh, Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Mauritius,Madagascar, Kenya, Nam Phi, Lesotho, Haiti, Jamaica, Colombia, Costa Rica, Mexico. Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở tình trạng sản xuất không chắc chắn sẽ là Hàn Quốc, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Jordan,Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng Hòa Dominican, Ecuador, Peru, Bolivia, Guatemala, El Salvador, Honduras, Nicaragua. Những quốc gia còn lại cũng có thể ở tình trạng sản xuất không chắc chắn, bấp bênh, trong đó có Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kinh nghiệm tranh thương thắng lợi ở ngành tơ sợi, ngành may mặc trên thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO